Hướng Dẫn Cách Đọc Bản Vẽ Kĩ Thuật

HD DOC BAN VE KI THUAT-Cover-900x563
8/10 - (1 bình chọn)

Hiểu các bản vẽ kỹ thuật đòi hỏi khả năng diễn giải các đường và biểu tượng của những gì bạn đang nhìn vào. Kiến thức này không chỉ là cách tốt nhất để đọc một bản vẽ kỹ thuật, mà còn là cách duy nhất để đạt được những kết quả bạn mong muốn. Chúng tôi đã tổng hợp hướng dẫn này để giúp bạn thực hiện điều đó. Chúng tôi sẽ bao gồm:

Để thiết kế một sản phẩm, việc nắm bắt cách đọc bản vẽ kỹ thuật là không thể thiếu. Bản vẽ kỹ thuật, còn gọi là bản vẽ cơ khí, là “ngôn ngữ” của kỹ sư cơ khí, truyền đạt thông tin thiết kế và hướng dẫn tới các bộ phận liên quan trong sản xuất, hay giữa các kxi sư trên thế giới.

Trong một bản vẽ kỹ thuật, có nhiều phần khác nhau, mỗi phần sử dụng các đường, kích thước và tỷ lệ khác nhau để hiển thị một cách chính xác và chi tiết về thành phần được mô tả. Nó giống như một bức tranh chi tiết, giúp bạn “nhìn thấy” sản phẩm trước khi nó được tạo ra vậy,

Đường nét: Cách Đọc Bản Vẽ

Các đường định hình hình dạng, xác định mép và truyền đạt các đặc điểm khác nhau. Để diễn giải bản vẽ kỹ thuật, bạn cần làm quen với các biến thể của đường. Các loại đường phổ biến bao gồm:

nghieng-duongnet (1)

  Continuous, thick line  
indicates outlines or edges.

nghieng-duongnet (2)

 Continuous, thin line
 used for imaginary lines of intersection, projection lines, hatching, bending lines, outlines of revolved sections and short centre lines

nghieng-duongnet (3)

Dashed, thin lines
can also be thick, but must be consistent within drawing. Indicates hidden lines and hidden edges

nghieng-duongnet (4)

Dashed, thick lines with dots:
indicates surface requirements

nghieng-duongnet (5)

Dashed, thin lines with dots:
axis lines in front of section planes.

nghieng-duongnet (6)

Thin chain line with thick ends:
identifies the plane in which the part is cut. If the cut line is on more than one plane, the directional change is designated with thicker ends

nghieng-duongnet (7)

Continuous, thin zigzag line:
signals a break when a part needs to be shortened for ease of visibility

nghieng-duongnet (8)

Continuous free hand:
indicates breaks or cuts.

nghieng-duongnet (9)

Long, thin dash and double short-dash lines:
show adjacent components and also alternative or extreme positions. Where bends are indicated, these lines represent the initial outlines before bending. Can also show parts in front of the cutting plane line

nghieng-duongnet (10)

Section line: 
drawn at 45˚ use to show interior view of solid areas of cutting plane line

Kích thước và Tỷ lệ trong Bản vẽ Kỹ thuật

Kích thước cung cấp thông tin định lượng về kích thước, hình dạng và vị trí của các phần khác nhau trong bản vẽ kỹ thuật. Thông thường, kích thước được chỉ định bằng các giá trị số và biểu tượng, đảm bảo việc sao chép hoặc sản xuất chính xác. Cách đọc kích thước trên bản vẽ thì đơn giản. Ví dụ, “Ø” biểu thị đường kính, “H” đại diện cho chiều cao, hoặc “L” là chiều dài.

Tỷ lệ trong bản vẽ kỹ thuật được sử dụng để biểu diễn đối tượng hoặc cấu trúc một cách tỷ lệ trong không gian vẽ hạn chế. Chúng thiết lập mối quan hệ giữa bản vẽ và kích thước thực tế của đối tượng. Một số tỷ lệ bao gồm 1:1, 1:2, 1:5 hoặc 1:10, trong đó số đầu tiên biểu thị kích thước của bản vẽ và số thứ hai biểu thị kích thước thực tế. Tỷ lệ đảm bảo rằng đo lường và tỷ lệ chính xác được duy trì trong bản vẽ.

Nhận Diện Biểu Tượng và Chú Thích:

Để đọc đúng các bản vẽ kỹ thuật, bạn cần hiểu về các quy ước và tham khảo thường được sử dụng.
ISO 128 (2023) là tiêu chuẩn quốc tế mới nhất về các biểu diễn hình ảnh được sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật.

Link ISO:

Part 1: Introduction and fundamental requirements

Part 2: Basic conventions for lines

Part 3: Views, sections and cuts

Khung tên trong bản vẽ kỹ thuật

Khung tên bản vẽ kỹ thuật đóng vai trò quan trọng không thể phủ nhận trong quá trình biên soạn bản vẽ, đồng thời được hoàn thiện đồng thời với quá trình này. Nội dung và kích thước của khung bản vẽ và khung tên được cụ thể hóa theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) như sau:

  • Khung bản vẽ được thực hiện với đường nét đậm, có chiều rộng khoảng 0,5 – 1mm, và cách mép giấy là 5mm. Ngay sau khi hoàn tất thiết kế và tổ chức thành một bản vẽ đầy đủ để trình bày cho chủ đầu tư, việc giữ nguyên các cạnh của khung bản vẽ là quan trọng, trừ cạnh bên trái được kẻ cách lề 25mm để tiện cho việc đóng ghim.
  • Khung tên bản vẽ kỹ thuật có thể được đặt tùy ý theo chiều dọc hoặc chiều ngang của bản vẽ, phụ thuộc vào sự sáng tạo trong trình bày của người thiết kế. Hầu hết, khung tên được đặt ở phía dưới và góc bên phải của bản vẽ. Mặc dù có thể có nhiều bản vẽ chia sẻ cùng một tờ giấy, nhưng cần đảm bảo mỗi bản vẽ đều có khung bản vẽ và khung tên riêng biệt. Trong đó, việc đặt khung tên của mỗi bản vẽ cần tuân theo hướng dẫn rằng các chữ viết trong khung tên nên được hướng lên trên hoặc sang trái, nhằm thuận tiện trong quá trình tìm kiếm và tránh mất thông tin.
Vi tri khung ten A4-A3
Vi tri khung ten A4-A3

Trong đó:

–  Ô số 1: Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết.
–  Ô số 2: Vật liệu của chi tiết.
–  Ô số 3: Tỉ lệ.
–  Ô số 4: Kí hiệu bản vẽ.
–  Ô số 5: Họ và tên người vẽ.
–  Ô số 6: Ngày vẽ.
–  Ô số 7: Chữ ký của người kiểm tra.
–  Ô số 8: Ngày kiểm tra.
– Ô số 9: Tên trường, khoa, lớp.

Khung tên kĩ thuật dùng trong sản xuất
Khung tên kĩ thuật dùng trong sản xuất

Trong đó:

–  Ô số 1: Ghi tên gọi sản phẩm phải chính xác , gắn gọn, phù hợp với danh từ kỹ thuật, tốt nhất là một vài từ VD: Trục máy khuấy, bánh răng Hộp số BG50 v.v..
–  Ô số 2: Ghi ký hiệu bản vẽ. Ký hiệu này sau khi xoay 180 độ – cũng ghi ở góc trái phía trên bản vẽ( đối với bản vẽ đặt dọc thì ghi ở góc phải phía trên) với đầu các ký hiệu hướng về phía  khung tên, như vậy sẽ thuận tiện cho việc tìm kiếm bản vẽ và giữ cho bản vẽ không bị thất lạc.
–  Ô số 3: Ghi Vật liệu chế tạo chi tiết.
–  Ô số 4: Số lượng chi tiết chế tạo.
–  Ô số 5: Ghi khối lượng chi tiết tính toán.
–  Ô số 6: Tỷ lệ bản vẽ.
–  Ô số 7: Ghi số thứ tự tờ. Nếu bản vẽ chỉ có một tờ thì Ô 7 để trống.
–  Ô số 8: Ghi tổng số tờ của bản vẽ.
–  Ô số 9: Tên cơ quan, đơn vị phát hành ra bản vẽ.
–  Ô số 14 – 18: là bảng sửa đổi. Việc sửa đổi bản vẽ chỉ được giải quyết ở cơ quan, xí nghiệp bảo quản bản chính.
–  Ô số 14: ghi ký hiệu sửa đổi( các chữ a,b,c …) đồng thời các ký hiệu này cũng được ghi lại bên cạnh phần được sửa đổi( đã đưa ra ngoài lề) của bản vẽ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Zalo Support